Đà Lạt là thành phố hoa và cũng là một điểm du lịch có những điểm phượt đà lạt lý tưởng dành cho các bạn trẻ như:Núi Langbiang, Thác Voi, Thác PongourThác Dambri.
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 12km, đỉnh núi Langbiang với 2 ngọn núi được gọi với cái tên thân thương “Núi Ông và Núi Bà” là 2 ngọn núi lớn nhất ở Đà Lạt ở độ cao 2.167m so với mực nước biển. Đường lên chinh phục đỉnh Langbiang bạn sẽ được ngắm cảnh sắc tuyệt đỉnh với những cánh rừng thông ngút ngàn và hoa và cỏ dại xanh mướt và thơm lừng.
Ngọn thác này nằm ở ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, chỉ cách thành phố Đà Lạt 25 km về hướng Tây Nam. Đây là một trong những thác nước đẹp hùng vỹ của vùng Tây Nguyên, thác có chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m với dòng nước ngày đêm tung bọt trắng xóa cùng hệ thống hang động kỳ thú cùng những cây rừng nguyên sinh bạt ngàn nên vẫn còn đầy hoang sơ, quyến rũ và kỳ bí. Ngọn thác này gắn liền với truyền thuyết về tình yêu chung thủy, mãnh liệt của nồng nàn của đôi trai tài-gái sắc của tộc người K’ho.
điểm đến Thác Pongour
Nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 50 km, thuộc địa bàn xã huyện Đức Trọng, thác Pongour hay còn Thác Thiên Thai hay thác Bảy tầngrộng gần 100m. Bạn đi phượt đà lạt sẽ chinh phục ngọn thác này hơi mạo hiểm nhưng vô cùng thú vị bởi vì khi xuống đến chân thác bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích trước ngọn thác Pongour hùng vỹtung bọt trắng xóa từ độ cao khoảng 30m. Nơi đây còn là nơi duy nhất tổ chức ngày hội dân tộc Tây Nguyên hằng năm vào rằm tháng Giêng.
Thác Dambri
Một ngọn thác cực kỳ hùng vỹ nữa là thác Dambri cách Đà Lạt khoảng 100km từ các bạn đi phượt Đà Lạt đi xuống, nằm cách thành phố Bảo Lộc khoảng 18 km. Đây là ngọn thác cao nhất Lâm Đồng với chiều cao khoảng 60m với 2 dòng chảy tạo thành 2 dòng chảy cao thấp rất hùng vĩ.Xung quanh thác là rừng già nguyên sinh, với những cây cổ thụ tán xòe rộng che kín với nhiều loại động vật quý hiếm.Đây là khu vực rộng lớn khoảng 12 ha vốn là một cụm công trình gồm gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn có kiến trúc độc đáo- phong cách Châu Âu thế kỷ 17 cây số. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về phía Tây Nam nằm trên một ngọn đồi đẹp là điểm đến được rất nhiều nhiều du khách yêu thích.
Đà Lạt luôn có những villa nghỉ dưỡng đẹp và phù hợp cho nhiều du khách. Tuy nhiên nằm giữa không gian mù sương ấy cũng có những biệt thự không cho thuê. Đừng lo lắng vì vài nơi trong số chúng vẫn có thể tham quan được. Villadulich sẽ dẫn bạn đến với dinh Bảo Đại. Nơi đây chính là nơi cư ngụ của vị vua cuối cùng triều Nguyễn. Vậy nơi này có những đặc điểm gì? Hãy cùng đi tham quan không những 1 mà 2 dinh của vị vua này tại Đà Lạt nhé! Để xem bạn có rút ra được lý do tại sao dinh này lại không cho thuê không.
Đà Lạt có 2 dinh lớn gắn liền với cái tên Bảo Đại
Thông tin về Bảo Đại có đến 2 dinh?
Nếu nói đến lý do tại sao dinh Bảo Đại lại lên đến con số 2, thì có 2 lý do đi cùng với nó. Lý do thứ nhất là Bảo Đại ở cả 2 dinh này. Và lý do thứ 2 chính là dinh thự thứ 2 dùng cho mục đích khác. Nó là nơi làm việc của các người dưới quyền ông. Hai dinh này đều có kiến trúc rất đẹp. Hãy cùng đi xem từng cái một nhé!
Tại sao chỉ có 2 dinh thự được nhắc đến?
Đi tham quan Dinh thự Đà Lạt Bảo Đại I
Dinh Bảo Đại I nằm tại đường Trần Quang Diệu. Bạn có thể đi vào đường Hùng Vương để nhìn thấy villa này. Điều đặc biệt của biệt thự Đà Lạt này chính là sự rộng lớn của sân. Căn villa Đà Lạt này nằm ngay trung tâm của khu vườn. Dinh Bảo Đại I có đường đi vào dinh được lót đá rất đẹp. Xung quanh đó là vườn cây xanh đẹp đẽ tạo nên một không gian đẹp đẽ của nước Pháp ngay tại Đà Lạt. Nơi đây là điểm tham quan của rất nhiều du khách trong đó các cặp đôi nữa.
Dinh 1 ấn tượng du khách bởi một không gian vô cùng lớn
Được xây dựng và năm 1940. Đến năm 1949, Bảo Đại, lúc đó làm quốc trưởng đã mua lại và đặt nơi này làm tổng hành dinh.
Đường đi trong khuôn viên rất lãng mạnDinh thự nhìn như mới vậy
Tầng trệt của Dinh I
Tầng 1 của dinh thự Đà Lạt này chính là phòng tiếp khách. Có đến 2 phòng khách nằm ở 2 bên. Phía sau là phòng văn thư, bếp và nhà vệ sinh. Phía cuối lầu một, nằm phía bên phải chính là phòng ngai vàng. Nó thật ra là một studio được trang hoàng có ngai vàng và lọng che đỏ. Du khách có thể chụp hình tại gian phòng này nếu có nhu cầu.
This slideshow requires JavaScript.
Với nội thất màu vàng lấy cảm hứng 100% từ Pháp, kiến trúc dinh thự đã hoàn thành khung cảnh có tại nơi này. Nếu không khí se lạnh, thì bạn đã tưởng mình đang ở Pháp mất rồi.
Lầu 2 của dinh thự Bảo Đại I
Tầng 2 của dinh thự tuyệt vời này chính là nơi mà các cuộc họp quan trọng trong những năm 1949 – 1954. Tầng 2 này có 3 phòng ngủ, phòng nội các. Ba phòng ngủ này là dành cho mẹ ông, ông và Nam Phương Hoàng Hậu. Phòng hoàng hậu nằm đối diện qua dãy hành lang nên rất dễ nhận ra. Bạn chủ yếu chỉ được tham quan và ít khi được chụp hình.
Phòng Nội Các của Dinh 1
Phòng làm việc của Bảo Đại ở bên trái lầu 2
Đàn Piano ở trong phòng của ông
Phòng ngủ ở lầu 2 của dinh thự
Một kiến thức lịch sử nho nhỏ nữa dành cho bạn đây! Sau này Ngô Đình Diệm cũng cho sửa sang đường hầm ra trực thăng và phòng ngủ của vua Bảo Đại. Và cứ tiếp tục đến qua giải phóng năm 1975, dinh thự này được tái sử dụng nên có phần xuống cấp.
Bạn có thể làm những gì ở dinh thự Bảo Đại 1?
Nếu bạn đến với dinh thự Đà Lạt nổi tiếng này của Bảo Đại thì bạn không chỉ được ngắm cảnh đâu. Dinh cũng có nhiều dịch vụ cho du khách lựa chọn để tận dụng tối đa thời gian tại đây:
Đi xe ngựa dạo mát trong khuôn viên dinh thự
Chụp hình với xe ngựa
Được trải nghiệm trang phục người lính và chụp hình cùng với trực thăng
Bắn cung
Chơi golf
Chụp hình tại những góc sống ảo đẹp (studio ngai vàng là một ví dụ).
Cỗ xe ngựa nơi bạn được chụp hình
Nếu bạn muốn có một trải nghiệm toàn diện hơn tại dinh này thì cũng có những gói phù hợp giá tiền.
Gói chỉ tham quan và ngắm cảnh: Với mức giá 30.000/người lớn và 20.000/trẻ em là bạn có thể tự do tham quan biệt thự Đà Lạt này rồi.
Loại vé trọn gói sẽ vào khoảng 150.000/người. Vé này bao gồm tham quan và tất cả các dịch vụ có tại Dinh I Bảo Đại.
Những điều trên là khá nhiều cho một chuyến du lịch tham quan phải không? Nếu bạn làm hết cách dịch vụ trên, thì bạn có thể mất một buổi sáng đấy!
Villa Bảo Đại III Đà Lạt
Đi xong dinh một mà đi sang dinh III thì có hơi kì phải không? Tuy nhiên có lý do mà Villadulich không đề cập đến Dinh III và Bảo Đại. Nằm tại số 1 Triệu Việt Vương, dinh thự có thiết kế cũng khá tương tự Dinh I. Dinh còn có một cái tên khác là Dinh Thự Mùa Hè. Đây cũng là nơi được nhiều du khách tham quan nhất. Đó chính là vì dinh thự Đà Lạt này vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp từ lúc nó được xây dựng năm 1933 – 1937. Biệt thự nà nằm trên một đồi thông cao đến 1539m.
Dinh 3 là dinh thự lớn nhất trong 3 dinh?
Du khách đến đây choáng ngợp bởi vẻ đẹp của cây xanh và đường trải nhựa đi vào villa. Bên phải cổng vào và phía sau dinh có những vườn hoa nhỏ. Các vườn hoa này được trồng và bố cục như các vườn hoa ở Pháp (hình Kỷ Hà). Các loại hoa đều được cát tỉa và trồng theo tính đối xứng trục vô cùng đẹp mắt.
Vườn được thiết kế cắt tỉa rất đẹp
Kiến trúc của Dinh III Đà Lạt
Kiến trúc Pháp là điều quá rõ rệt với Dinh thự Đà Lạt này. Tuy nhiên các mà nó được áp dụng rất tao nhã và sang trọng. Giống như Dinh 2, nó được bố cục mái bằng kèm theo các mảng và khối. Chúng được thiết kế và xây dựng rất cân bằng và khá đối xứng, nhưng không cho du khách cảm giác cứng nhắc. Nếu để ý không kỹ, thì khá ít du khách nhận ra được cách bố trí tại nơi này. Dinh thự được xây theo cấu trúc 1 trệt và 1 lầu. Cùng đi tham quan từng tầng một nhé!
Tầng trệt
Tầng trệt có một nhiệm vụ chính là làm nơi đón tiếp quan chức chính phủ và khách ngoại quốc vào thời Hoàng Triều Cương Thổ. Khi bước qua cánh cửa rộng 4m, trước mắt bạn là sảnh có phòng tiếp tân và các phòng làm việc. Bên phải của sảnh là văn phòng của vua Bảo Đại và thư viện. Nơi này chứa các văn thư quan trọng, ấn tín quân sự, ngọc tỷ, quốc thư, quốc kỳ và nhiều tài liệu khác. Bên trái là phòng họp và các phòng làm việc. Phía trong là phòng giải trí và yến tiệc.
This slideshow requires JavaScript.
Các phòng làm việc đều đi qua lại được với nhau nhờ các hệ thống cửa. Các tiểu cảnh trong phòng cũng tạo ra một không gian dễ chịu và một tổng quan kiến trúc hài hòa.
Tầng lầu của dinh thự
Tầng trên này chủ yếu dành cho sinh hoạt gia đình vì các phòng sinh hoạt và phòng ngủ đều nằm ở đây. Số phòng ngủ tại dinh thự này lên đến con số 25 phòng. Trong đó có phòng cho vua, Nam Phương Hoàng Hậu, các công chúa và hoàng tử. Ván gỗ là nguyên liệu chính làm nên các vật dụng nội thất bên trong gia đình.
Phòng ngủ của các công chúa và hoàng tửPhòng ngủ của Nam Phương Hoàng Hậu
Để miêu tả hết tầng này thì cũng khá là dài đấy! Các phòng trên tầng lầu này được bao gồm các phòng sau:
Phòng ngủ vua Bảo Đại
Phòng ngủ của vua rất rộng và được trang hoàng với nhiều vật dụng được đánh giá là sang trọng nhất vào thời điểm đó. Đến nay, căn phòng vẫn được giữ nguyên trạng bao gồm những đồ vật đó. Một số thứ mà Villadulich có thể liệt kê ra như sau:
Bàn làm việc của vua (có cả 2 điện thoại của Bảo Đại và Nguyễn Văn Thiệu)
Chiếc mũ chỉ được dùng khi đi mô tô của vua. Mũ này ở trong kệ tủ bên trên có tượng vua Khải Định. Chính giữa là tượng của vua Bảo Đại.
Hai dãy cờ đại diện cho sự hợp tác và giao hảo giữa các quốc gia trên thế giới. 4 thanh kiếm của thị vệ cũng nằm gần đó.
Bên trái căn phòng dùng để ảnh gia đình. Bên trái là ảnh của vua, bên phải là hoàng hậu và chính giữa là thái tử Bảo Long.
Phòng ngủ của Bảo Đại có nhà vệ sinh riêng
Phía ngoài phòng ngủ có ban công gọi là “Vọng Nguyệt Lầu”. Nó chính là nơi ngắm trăng yêu thích của hoàng hậu.
Phòng tiếp khách
Phòng tiếp khách nằm ngay kế bên khu phòng ngủ. Phòng được trang bị những đồ đạc như sau:
Đàn Piano nơi mà công chúa và hoàng hậu thường chơi.
Tranh sơn mài về Angkor được tặng năm 1951 sinh nhật của vua Bảo Đại.
Tranh sơn mài về Thái Miếu ở Huế.
Cặp sừng Nin do chính Bảo Đại săn được ở Krông-Pha.
Phòng tiếp khách thân mật
Nếu để đón tiếp những thành viên hoàng tộc thân tình thì nên có một phòng riêng. Và Bảo Đại đã làm chính xác điều đó. Phòng thân mật có những vật dụng như sau:
Cặp sừng nai do chính vua săn được tại vùng núi LangBiang.
Bàn uống trà và ghế sofa chất lượng cao nhất thời bấy giờ.
Phòng giải trí của vua
Trong tầng lầu của dinh thự Đà Lạt này thì dĩ nhiên là có một phòng giải trí dành riêng cho vua rồi. Nhà vua hay đánh cờ, đánh bài hoặc uống trà khi rảnh rỗi trong phòng này. Phòng cũng có 2 chiếc võng đào dành riêng cho ông và hoàng hậu.
Phòng sinh hoạt dành cho gia đình
Đây là phòng dành cho cả nhà tụ họp và quây quần với nhau. Các hoàng tử và công chúa cũng được giáo dục tại đây. Phòng có bàn uống nước và 6 chiếc ghế. Ghế lớn dành cho vua và hoàng hậu. Hai ghế bành dành cho 2 hoàng tử và 3 ghế còn lại dành cho các công chúa.
Dinh 3 cũng là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật từ xưa. Bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng chúng nếu dành thời gian đi tham quan hết dinh thự Đà Lạt tuyệt đẹp này.
Bếp cũng có tại dinh thự nhé!
Lời kết
Villadulich không đề cập đến Dinh 2 là vì đó ít có dấu ấn của vị vua cuối cùng của Việt Nam. Trong khi đó 2 dinh 1 và 3 là nơi mà Bảo Đại hay làm việc và nghỉ dưỡng nhất. Để bảo tồn những gì còn lại của 2 nơi này, thì ủy ban quyết định sẽ không cho du khách thuê.
Vốn dĩ là 2 nơi mang tính lịch sử vô cùng lớn, biệt thự Đà Lạt Bảo Đại 1 và 3 là điểm tham quan rất khó bỏ qua tại thành phố mù sương. Với phí tham quan vô cùng nhỏ, bạn đã có rất nhiều tấm hình kỉ niệm cùng bạn bè hay gia đình rồi. Hãy dành thời gian cho 2 villa tham quan tuyệt vời này khi ghé chân ở Đà Lạt nhé!